IVF BẠCH MAI - TUYẾN ĐẦU VỀ HỖ TRỢ SINH SẢN TẠI VIỆT NAM

Kinh nghiệm làm IVF thành công chia sẻ từ bác sĩ và người bệnh

Thành công của ca thụ tinh ống nghiệm thành công không chỉ quyết định bởi yếu tố chuyên môn bác sĩ mà còn phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm thực tế mà cặp vợ chồng trang bị được. Tham khảo bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm làm IVF thành công ngay từ lần đầu.

1. Kinh nghiệm làm IVF thành công từ các bác sĩ

Để có kết quả mang thai, cặp vợ chồng cần ghi nhớ kinh nghiệm chia sẻ từ bác sĩ làm IVF sau:

1.1 Uống và đặt thuốc theo chỉ định

Trong khoảng thời gian trước chuyển phôi, chị em cần đặt thuốc và uống thuốc đều đặn, đúng giờ theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Thuốc nội tiết ngoại sinh được chỉ định trước khi chuyển phôi.

Thông thường chị em sẽ được dùng estrogen qua đường uống từ ngày 2 của kỳ kinh, liều lượng 4 – 8mg/ngày.

Khi nội mạc tử cung đạt độ dày 8mm trở lên và có hình ảnh siêu âm đẹp, bác sĩ kê thêm progesterone. Có thể dùng progesterone đặt âm đạo, qua đường uống hay tiêm bắp.

Với những chị em chuyển phôi trữ, cần chuẩn bị niêm mạc tử cung trước khi thực hiện khoảng 12 – 28 ngày, bắt đầu từ ngày thứ 2 của kỳ kinh và tùy theo đáp ứng của cơ thể với thuốc. Niêm mạc tử cung tối thiểu phải được 8mm, đạt đủ các yêu cầu về hình dáng, vị trí… thì mới chuyển phôi được.

Trung bình niêm mạc dày từ 8 – 14mm là ổn nhất. Chỉ số này thấp hoặc cao hơn, không lý tưởng để chuyển phôi. Bên cạnh đó, bác sĩ điều trị sẽ đưa ra quyết định chuyển phôi dựa trên nhiều yếu tố khác.

Kinh nghiệm làm IVF thành công từ chia sẻ của bác sĩ đó là uống và đặt thuốc đúng quy định

Kinh nghiệm làm IVF thành công từ chia sẻ của bác sĩ đó là uống và đặt thuốc đúng quy định

1.2 Giữ tâm lý vui vẻ thoải mái

Đây là điều vô cùng quan trọng trong cả quá trình làm IVF. Tâm lý bất ổn, lo âu, căng thẳng, stress kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tác động đến kết quả của quá trình làm IVF. Do đó, hai vợ chồng nên giữ cho mình tâm lý vui vẻ bằng cách xem phim vui nhộn, nghe nhạc nhẹ, suy nghĩ tích cực và đặt tin tưởng vào bác sĩ cùng phác đồ điều trị.

1.3 Có chế độ dinh dưỡng khoa học

Cả hai vợ chồng cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh để đảm bảo sức khỏe tốt khi bước vào IVF.

Thực tế có nhiều ông bố bà mẹ vì quá nôn nóng, áp dụng các bài thuốc dân gian truyền miệng để tăng thành công cho IVF. Thế nhưng bác sĩ khuyến cáo nên tìm hiểu một cách chừng mực, tham khảo thêm tư vấn của bác sĩ để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, tốt cho trứng và tinh trùng, đồng thời tránh xa thực phẩm có hại làm giảm chất lượng của trứng cũng như tinh trùng.

1.4 Lối sống sinh hoạt lành mạnh

Một số thói quen xấu như uống rượu bia, hút thuốc lá… nên từ bỏ trước khi làm IVF để góp phần tăng tỷ lệ thành công.

Trước khi chuyển phôi, người vợ cần lên kế hoạch sinh hoạt khoa học, cân bằng công việc, sinh hoạt và ngủ đủ giấc, không làm việc quá sức, thức khuya. Đặc biệt, cặp vợ chồng cần kiêng quan hệ trước khi chuyển phôi 24 tiếng để tránh gây co bóp tử cung, ảnh hưởng đến kết quả chuyển phôi.

1.5 Lựa chọn trung tâm IVF uy tín, chất lượng

Lựa chọn trung tâm IVF uy tín, chất lượng là yếu tố tiên quyết cho thành công của ca điều trị vô sinh hiếm muộn. Hiện nay tại Việt Nam có nhiều địa chỉ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm nhưng tỷ lệ thành công có sự chênh lệch đáng kể. Do đó, các cặp vợ chồng cần lưu ý vấn đề này.

2. Chia sẻ kinh nghiệm từ người mẹ đã làm IVF thành công

Bên cạnh những chia sẻ kinh nghiệm làm IVF thành công đến từ các bác sĩ có chuyên môn, trên nhiều diễn đàn hiếm muộn vô sinh cũng có rất nhiều chia sẻ thực tế, chi tiết từ chính những bà mẹ đã thụ tinh ống nghiệm thành công.

Dưới đây là trích dẫn chi tiết kinh nghiệm đến từ chị Nguyễn Diệu Linh (39 tuổi, Hoằng Hóa, Thanh Hóa) về hành trình tìm con IVF của mình trên diễn đàn Hội cha mẹ mong con.

2.1 Thăm khám ban đầu và kích trứng

Ngày 2 chu kỳ

Tôi được bác sĩ chỉ định kiểm tra các chỉ số nội tiết vào ngày 2 chu kỳ tại bệnh viện. Đầu tiên là siêu âm tử cung buồng trứng, xét nghiệm FSH, AMH, Progesteron, Chlamydia, soi tươi dịch âm đạo… Riêng đối với chỉ định chụp tử cung vòi trứng để kiểm tra tắc vòi trứng, tôi được bác sĩ cho chụp trước 1 – 2 chu kỳ.

Khi hoàn tất bước kiểm tra tổng quát về sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng, bác sĩ đưa ra phác đồ kích trứng.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, sức khỏe và mức độ đáp ứng thuốc mà lộ trình kích trứng sẽ có sự khác nhau ở mỗi người. Thường bác sĩ sẽ cho tiêm, uống hoặc đặt thuốc trong khoảng 8 – 12 ngày.

Vào các buổi sáng hàng ngày, trong khoảng 9 – 10 giờ, tôi đến bệnh viện để điều dưỡng tiêm thuốc kích trứng. Đối với trường hợp các mẹ ở xa có thể đem thuốc về nhà tự tiêm hoặc thuê người tiêm. Trong thời gian này, bác sĩ sẽ hẹn lịch siêu âm tử cung buồng trứng để kiểm tra sự phát triển của nang trứng.

Đồng thời, tôi được bác sĩ hướng dẫn hoàn tất hồ sơ thụ tinh ống nghiệm. Hồ sơ gồm có chứng minh thư/căn cước công dân bản photo công chứng của hai vợ chồng, đăng ký kết hôn bản photo có công chứng.

Ngày 10 của chu kỳ

Tôi thực hiện siêu âm, bác sĩ thông báo trứng đã sẵn sàng để tiêm rụng trứng. Mũi tiêm thực hiện vào buổi tối từ 20 – 22 giờ và bắt buộc tiêm tại viện, không được tự tiêm.

Ngày 11 của chu kỳ kinh

Tôi tiêm mũi rụng trứng cuối cùng vào 22 giờ ngày 11 chu kỳ kinh.

Ngày 12 chu kỳ kinh

Nghỉ ngơi tại nhà để chuẩn bị cho hôm sau chọc trứng. Trước đó 2 – 3 theo tôi cũng đã bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nhiều đạm, trứng, sữa để tốt cho trứng.

Lưu ý, nhịn ăn uống từ sau 20 giờ tối kể cả nước lọc. Ngoài ra, bạn cũng nên tẩy sạch móng chân tay, tháo trang sức để đến bệnh viện không làm mất thời gian cất giữ và ảnh hưởng đến tâm lý.

Ngày 13 của chu kỳ kinh

Tôi được bác sĩ hẹn 7 giờ sáng có mặt tại bệnh viện để chuẩn bị chọc trứng. Tại đây, bác sĩ hướng dẫn cụ thể những gì cần làm và hoàn tất thủ tục.

Bác sĩ tiêm thuốc kích thích trứng rụng

Bác sĩ tiêm thuốc kích thích trứng rụng

2.2 Chọc trứng

– Tôi được thay đồ của bệnh viện, không mặc đồ lót.

– Chồng tôi được phát lọ đựng dung dịch, căn cứ vào giờ rụng trứng của vợ (dự theo giờ tiêm rụng) bác sĩ chỉ định giờ để lấy tinh trùng tại phòng lấy tinh trùng của bệnh viện.

– Điều dưỡng tiêm truyền dịch.

– Đến giờ, tôi được gọi vào chọc hút trứng.

– Khi vào phòng hút trứng, tôi được bác sĩ vệ sinh sạch sẽ vùng kín và gây mê, sau đó tôi không còn biết gì, khi tỉnh dậy thì đã làm xong rồi.

– Sau đó, tôi được chuyển ra phòng nằm nghỉ khoảng 2 tiếng.

– Bác sĩ đọc kết quả chọc được bao nhiêu trứng. Nếu khỏe, có thể ngồi dậy thì yêu cầu người nhà mua đồ gì cho ăn, đi vệ sinh.

– Khi sức khỏe đã ổn định, bác sĩ cho tôi xuất viện, về nhà nghỉ ngơi và uống thuốc theo đơn. Đồng thời hẹn 2 ngày sau quay lại viện nghe kết quả phôi.

2.3 Chu kỳ chuyển phôi

Bác sĩ tư vấn cho tôi số lượng phôi chuyển, tốt nhất nên chọn chuyển 1 phôi để tránh trường hợp đa thai và tăng tỷ lệ thụ thai thành công cao hơn.

Các bạn lưu ý giữ tâm lý thoải mái, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng vì việc lo lắng, căng thẳng sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả sau này. Trước chu kỳ chuyển phôi, tôi phải uống thuốc và bắt đầu canh niêm mạc tử cung từ ngày 2 của kỳ kinh.

Bác sĩ cũng giải thích là tùy vào chất lượng niêm mạc của mỗi người mà số lần siêu âm tử cung buồng trứng sẽ khác nhau, sau mỗi lần kiểm tra, bác sĩ sẽ đánh giá niêm mạc và chỉ định thuốc đến khi niêm mạc đủ điều kiện chuyển phôi.

Vì niêm mạc của tôi bị mỏng nên chu kỳ kiểm tra 5 lần vào ngày 2, 7, 10, 13 và 16 của chu kỳ kinh. Có chị làm cùng tôi thời điểm đó theo dõi niêm mạc lần đầu đã đủ điều kiện nên không phải làm thêm ngày nào nữa, chỉ đợi đến thời điểm chuyển phôi thôi.

2.4 Quá trình chuyển phôi

– Thay toàn bộ đồ của bệnh viện, cởi bỏ áo lót.

– Điều dưỡng truyền dịch cho tôi trước khi chuyển vào phòng phôi.

– Bác sĩ gây mê trước khi thực hiện chuyển phôi.

– Sau chuyển phôi tôi ở lại viện theo dõi khoảng 2 giờ, khi sức khỏe ổn định tôi được cho về nhà. Sau chuyển phôi 35 – 45 phút có thể dậy đi vệ sinh. Nhiều trường hợp các mẹ cố nhịn tiểu, phải thông ống tiểu, không tốt chút nào đâu nhé.

– Tôi được bác sĩ dặn dò kỹ trước khi về, đi lại, vận động nhẹ nhàng, tránh tập thể thao cường độ cao. Tuy nhiên cũng không vì thế mà nằm yên bất động tại chỗ, tránh nằm sấp và hạn chế gập bụng.

– Bổ sung nhiều rau, củ, quả bổ dưỡng tốt cho phôi làm tổ.

– Tránh căng thẳng, lo lắng vì có thể gây co bóp tử cung không tốt cho phôi thai.

Kinh nghiệm trong quá trình chuyển phôi của chị Diệu Linh

Kinh nghiệm trong quá trình chuyển phôi của chị Diệu Linh

2.5 Sau chuyển phôi

Ngày 1 sau chuyển phôi

Ở nhà tôi làm việc, sinh hoạt bình thường, có điều ngủ nhiều hơn. Vì phòng của tôi ở tầng 2 nên tôi ăn luôn tại phòng vì bác sĩ dặn không nên lên xuống cầu thang.

Ngày 2, 3, 4 sau chuyển phôi

Tôi loanh quanh nấu nướng, xem phim. Chủ yếu vẫn dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Ngày 5 sau chuyển phôi

Tôi có cảm giác hơi đau ngực và tức bụng dưới. Bác sĩ có tư vấn đó là biểu hiện bình thường sau chuyển phôi, không đáng lo ngại và biểu hiện này chưa chắc là đã có bầu mà do tôi uống thuốc nội tiết.

Ngày 6, 7, 8 sau chuyển phôi

Gần như cơ thể không có biểu hiện gì bất thường.

Ngày 9 sau chuyển phôi

Tôi nóng lòng thử thai, kết quả vẫn 1 vạch nên tôi khá lo lắng, tối đó tôi bị mất ngủ.

Ngày 10 sau chuyển phôi

Tôi quyết định thử một lần nữa vào buổi sáng sau khi ngủ dậy vì nghe nhiều mẹ chia sẻ đây là thời điểm cho kết quả chính xác nhất. Kết quả que thử hiện lên 1 vạch đậm, 1 vạch mờ. Đồng thời tôi cũng thấy ngực căng, đau lưng và tức bụng dưới.

Ngày 11, 12, 13 sau chuyển phôi

Tôi vẫn sinh hoạt bình thường. Những biểu hiện như ngực, đầu ti đau, lưng đau, tức bụng vẫn còn. Vì quá sốt ruột, tôi đã thử que và lần này kết quả 2 vạch rõ ràng.

Ngày 14 sau chuyển phôi

Tôi quay lại viện xét nghiệm beta HCG và kết quả đạt 882.78mIU/L. Đồng thời bác sĩ kê thuốc hỗ trợ thai, việc sử dụng thuốc này sẽ giúp giữ thai IVF tốt nhất.

Sau 14 ngày chuyển phôi thì xét nghiệm máu để xác nhận mang thai

Sau 14 ngày chuyển phôi thì xét nghiệm máu để xác nhận mang thai

3. Kinh nghiệm làm IVF lần đầu thành công, lựa chọn ở đâu tốt nhất

Việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín là điều quan trọng hàng đầu giúp cho ca thụ tinh ống nghiệm thành công. Để có tin vui ngay từ lần đầu thực hiện, kinh nghiệm làm thụ tinh ống nghiệm thành công được nhiều mẹ chia sẻ đó là lựa chọn Đơn vị Hỗ trợ sinh sản IVF – Bệnh viện Bạch Mai. Lý do bởi”

– Bệnh viện tuyến đầu đã có hơn 10 năm hoạt động, đã đem đến tin vui cho hàng nghìn cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn với tỷ lệ thành công IVF cao nhất miền Bắc tới 80%.

– Đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm dày dặn, có phác đồ điều trị và tay nghề cao, đem đến nhiều ca thụ tinh thành công.

– Hệ thống trang thiết bị hiện đại, phòng sạch đạt tiêu chuẩn Châu Âu.

– Chất lượng dịch vụ tốt, thủ tục hành chính nhanh gọn.

Làm IVF thành công ngay từ lần đầu tại Đơn vị Hỗ trợ sinh sản IVF Bệnh viện Bạch Mai

Làm IVF thành công ngay từ lần đầu tại Đơn vị Hỗ trợ sinh sản IVF Bệnh viện Bạch Mai

Bỏ túi những kinh nghiệm làm IVF thành công được chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa, khách hàng thực tế, cùng việc lựa chọn địa chỉ thực hiện uy tín- Đơn vị Hỗ trợ sinh sản IVF Bệnh viện Bạch Mai chắc chắn tin vui sẽ sớm đến với cặp vợ chồng.

Tin liên quan
Cần chuẩn bị gì trước khi làm IVF để đậu thai ngay lần đầu tiên

Cần chuẩn bị gì trước khi làm IVF để đậu thai ngay lần đầu tiên

Nhiều cặp đôi thường bỏ qua bước chuẩn bị và nôn nóng làm IVF dẫn đến thất bại, tạo tâm lý chán nản. Để tăng khả năng thụ thai thành công ngay từ lần chuyển phôi đầu tiên, vợ chồng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt và

call
Gọi điện
tu van
Tư vấn
zalo
Chat zalo